Tủ lạnh là thiết bị điện lạnh không thể thiếu trong đời sống và kinh doanh, đặc biệt đối với các doanh nghiệp thương mại, bán lẻ, nhà hàng – khách sạn, siêu thị… Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ các bước cần thiết để nhập khẩu tủ lạnh một cách đúng quy định và tối ưu chi phí.
Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin chính xác và cập nhật về thủ tục nhập khẩu tủ lạnh, mã HS, thuế nhập khẩu, cũng như yêu cầu kiểm tra chất lượng và dán nhãn năng lượng, thì bài viết này sẽ là hướng dẫn toàn diện dành cho bạn.
Hãy cùng Galaxy Logistics – đơn vị logistics chuyên nghiệp, đồng hành cùng hàng nghìn doanh nghiệp – khám phá tất cả những gì bạn cần biết để đưa sản phẩm tủ lạnh về Việt Nam một cách suôn sẻ – nhanh chóng – tiết kiệm.
I. Quy định của pháp luật về nhập khẩu tủ lạnh
– Quyết định số 2711/QĐ-BKHCN ngày ban hành 30 tháng 03 năm 2022 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
– Thông tư 07/2018/TT-BKHCN ban hành sửa đổi 1:2018 QCVN 9:2012/BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Tương thích điện từ đối với thiết bị điện và điện tử gia dụng và các mục đích tương tự.
– Thông tư số 11/2012/TT-BKHCN ngày 12/4/2012 về việc ban hành QCVN 9:2012/BKHCN. Quy chuẩn kỹ thuật này quy định các yêu cầu kỹ thuật và các yêu cầu quản lý đối với giới hạn phát xạ nhiễu điện từ phát ra từ các thiết bị điện và điện tử gia dụng và các mục đích tương tự.
– Thông tư 07/2017/TT-BKHCN ngày 16/6/2017 về việc “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ”.
– Công văn 2421/TĐC-HCHQ về việc hướng dẫn thực hiện thông tư 07-2017-BKHCN ngày 16/6/2017.
– Quyết định 04/2017/QĐ-TTg ngày 9 tháng 3 năm 2017 quy định danh mục dán nhãn năng lượng và lộ trình thực hiện.
Mặt hàng tủ lạnh, tủ đông, tủ giữ lạnh thương mại nằm trong danh mục phải kiểm tra chất lượng theo QCVN 9:2012/KHCN và dán nhãn năng lượng.
Theo quy định hiện hành, tủ lạnh không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, vì vậy, công ty có thể làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định.
II. Mã HS tủ lạnh và thuế suất nhập khẩu tủ lạnh
Mã HS tủ lạnh thuộc Chương 84: Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy và trang thiết bị cơ khí; các bộ phận của chúng
8418 – Tủ lạnh, tủ kết đông (1) và thiết bị làm lạnh hoặc kết đông khác, loại dùng điện hoặc loại khác; bơm nhiệt trừ máy điều hòa không khí thuộc nhóm 84.15.
841850 – Loại có kiểu dáng nội thất khác (tủ, tủ ngăn, quầy hàng, tủ bày hàng và loại tương tự) để bảo quản và trưng bày, có lắp thiết bị làm lạnh hoặc kết đông.
– Tủ lạnh dùng cho gia đình:
- Mã HS code tủ lạnh gia đình: 841821,
- Thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường: 25%,
- Thuế giá trị gia tăng (VAT): 10%
– Tủ bảo quản, trưng bày hàng có gắn thiết bị lạnh
- Mã HS code: 84185099,
- Thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường: 20%, thuế giá trị gia tăng: 10%,
- Nhập từ Trung Quốc có FORM E: thuế nhập khẩu 15%,
- Nhập từ Thái Lan, Malaysia có FORM D: thuế nhập khẩu 0%,
- Thuế giá trị tăng (VAT): 10%
III. Hồ sơ cần chuẩn bị để làm thủ tục nhập khẩu tủ lạnh
Để thông quan lô hàng, doanh nghiệp chỉ cần có 2 văn bản sau:
- Xác nhận đã đăng ký kiểm tra chất lượng
- Phiếu kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu hoặc công văn xác nhận đã đăng ký công bố hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng
Do đó cần đăng ký kiểm tra chất lượng, thử nghiệm hiệu suất năng lượng
IV. Quy trình nhập khẩu tủ lạnh
Bước 1: Mặt hàng tủ lạnh cần được đăng ký kiểm tra chất lượng tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng các tỉnh. Mở tờ khai hải quan tại chi cục nào thì đăng ký tại tỉnh, thành phố đó.
Hồ sơ cần chuẩn bị gồm:
- Giấy đăng ký Kiểm tra chất lượng theo mẫu: 4 bản gốc
- Sales Contract
- Commercial Invoice
- Packing List
- Housebill
- Chứng nhận xuất xứ (C/O): bản chụp của tổ chức cá nhân nhập khẩu.
- Hình ảnh tem nhãn của sản phẩm
Nộp hồ sơ online hoặc nộp bản cứng tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.Sau khi hệ thống phản hồi hồ sơ đạt thì nộp bản cứng. Chi cục tiêu chuẩn đo lường ký đóng dấu. 1 bản doanh nghiệp lưu và 1 bản nộp cho hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan.
Bước 2: Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai.
- Luồng vàng: Kiểm tra hồ sơ, nếu đầy đủ, hàng được duyệt đưa về bảo quản chờ kết quả kiểm tra chất lượng trong vòng 30 ngày và sẽ thông quan khi có kết quả kiểm tra chất lượng
- Luồng đỏ: Kiểm tra thực tế hàng hóa, nếu đạt yêu cầu, hàng được duyệt đưa về bảo quản chờ kết quả kiểm tra chất lượng trong vòng 30 ngày và sẽ thông quan khi có kết quả kiểm tra chất lượng
Hàng sẽ được đưa về kho của doanh nghiệp bảo quản trong thời gian 30 ngày để chờ kết quả kiểm tra chất lượng.
Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp đã có kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng có thể nộp cùng với xác nhận đã ký kiểm tra chất lượng để được thông quan lô hàng luôn mà không cần phải làm thủ tục đem hàng về kho bảo quản.
Bước 3: Mang mẫu đến các trung tâm để thử nghiệm và làm chứng nhận hợp quy, hoặc liên hệ Trung tâm kiểm tra sẽ xuống kho lấy mẫu. Hồ sơ chuẩn bị:
- Hợp đồng thử nghiệm,
- Tờ khai,
- Certificate,
- Bản vẽ kỹ thuật và mẫu vật phẩm.
Lưu ý: Chứng nhận hợp quy tủ lạnh, tủ giữ lạnh thương mại có giá trị trong vòng 3 năm nên lô hàng tiếp theo doanh nghiệp KHÔNG phải làm bước này.
Bước 4: Mang mẫu đến trung tâm thử nghiệm hiệu suất năng lượng. Lưu ý phiếu thử nghiệm hiệu suất năng lượng có giá trị vô thời hạn cho model cùng chủng loại. Sau khi có kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng, doanh nghiệp nộp hồ sơ cùng với xác nhận đã đăng ký kiểm tra chất lượng để được thông quan lô hàng.
Bước 5: Xác nhận công bố đã đăng ký dán nhãn năng lượng cho tủ lạnh. Doanh nghiệp lập hồ sơ và xin xác nhận công bố dán nhãn năng lượng của cơ quan chức năng và có thể tận dụng cho lần nhập khẩu hàng hóa tiếp theo.
V. Một số lưu ý khác khi nhập khẩu tủ lạnh, tủ đông
Ngoài những thông tin đã cung cấp ở trên, dưới đây là một số nội dung doanh nghiệp cần lưu ý mà ExtendMax đã đúc kết được trong quá trình hỗ trợ nhiều khách hàng nhập khẩu tủ lạnh, tủ đông, tủ lạnh:
- Dán nhãn hàng hóa theo quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP khi nhập khẩu tủ lạnh, tủ đông, đây cũng là bước quan trọng để quản lý và xác định xuất xứ, đơn vị chịu trách nhiệm.
- Việc kiểm tra chất lượng và chứng nhận hợp quy đối với mặt hàng tủ lạnh, tủ đông được thực hiện theo phương thức 1.
- Tủ đông dân dụng đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu.
- Hiệu lực của nhãn năng lượng cho một model là vô thời hạn. Trừ khi sản phẩm đó có cải tiến và thay đổi hiệu suất, công suất.
Dịch vụ hỗ trợ nhập khẩu tủ lạnh của Galaxy Logistics Là đơn vị logistics hàng đầu, Galaxy Logistics cung cấp dịch vụ nhập khẩu tủ lạnh trọn gói cho doanh nghiệp:
✅ Tư vấn chính xác mã HS và thuế nhập khẩu
✅ Hỗ trợ đăng ký kiểm tra chất lượng và dán nhãn năng lượng
✅ Làm thủ tục hải quan nhanh chóng – chính xác
✅ Theo dõi lô hàng từ A đến Z, đảm bảo đúng tiến độ
✅ Cam kết tối ưu chi phí và bảo mật thông tin
Liên hệ chúng tôi:
🏢 Trụ sở chính: Tầng 4, tòa nhà Bách Anh, số 52 chùa Hà, Q. Cầu Giấy, Tp Hà Nội
🏢 Chi nhánh Hải Phòng: Phòng B305, tòa nhà TTC, số 630 Lê Thánh Tông, P. Đông Hải 1, Q. Hải An, Tp Hải Phòng
🏢 Chi nhánh Hồ Chí Minh: Tòa nhà MindX, 22-24 Ung Văn Khiêm, P. 25, Q. Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
☎ Hotline: 0977.582.698 – 093.453.1199
🌎 Website: www.galaxylog.net
📬 Mail: infor@galaxylog.net