Imposing tax spread from FDI enterprises

Áp thuế lây từ doanh nghiệp FDI. Hồi đầu tháng 3-2016, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) dẫn thông báo về kết luận cuối cùng của Tổng vụ Chống bán phá giá, chống trợ cấp Ấn Độ, cho biết cơ quan điều tra Ấn Độ quyết định áp thuế chống bán phá giá (CBPG) tất cả doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu máy chế biến nhựa Việt Nam với mức thuế 23,15%, Philippines là 30,85% và Malaysia là 44,74% bị áp thuế lây từ doanh nghiệp FDI.

Bị áp thuế lây từ doanh nghiệp FDI

Bị áp thuế lây từ doanh nghiệp FDI

 

Sở dĩ Việt Nam, Philippines và Malaysia chịu mức thuế cao là vì theo bản kết luận, cơ quan điều tra Ấn Độ cho biết các doanh nghiệp từ ba nước này đã không tham gia trả lời đầy đủ bản câu hỏi điều tra của Ấn Độ. Do vậy, Ấn Độ sử dụng các dữ liệu có sẵn để xác định mức độ và phạm vi bán phá giá (nếu có) đối với các doanh nghiệp. Trong vụ điều tra CBPG này, phía Việt Nam có ba bị đơn bắt buộc.

Trong khi đó, đối với bị đơn là doanh nghiệp Đài Loan, có hai doanh nghiệp được Ấn Độ cho hưởng mức thuế CBPG thấp hơn, là 0-6,06%, vì đã hợp tác đầy đủ với cơ quan điều tra.

Theo thông tin từ Hiệp hội Nhựa Việt Nam, hiện gần như không có doanh nghiệp Việt Nam nào có năng lực sản xuất sản phẩm máy ép nhựa mà Việt Nam chủ yếu nhập khẩu. Ngoài ra, có một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam, chủ yếu là doanh nghiệp Đài Loan, Trung Quốc và một vị đại diện của Hiệp hội Nhựa Việt Nam cho rằng trên thực tế, việc áp thuế hiện ảnh hưởng chủ yếu đến doanh nghiệp FDI, chưa ảnh hưởng đến doanh nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, việc này có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp Việt Nam nếu trong thời gian tới, họ có thể sản xuất được mặt hàng này. Mức thuế CBPG này sẽ là rào cản, thậm chí “chặn cửa” đến các thị trường như là Ấn Độ của họ.

Trên thực tế, hiện tượng này không phải hiếm. Lâu nay đã có không ít mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam bị kiện ở một số thị trường, xuất phát từ việc những mặt hàng tương tự của Trung Quốc bị kiện ở nước ngoài nên các doanh nghiệp đầu tư tại Trung Quốc chuyển sang các nước khác, trong đó có Việt Nam, sản xuất và xuất khẩu đi các thị trường mà Trung Quốc đang bị áp thuế CBPG.

Ngoài ra, những mặt hàng như xe đạp, bóng đèn… cũng có tình trạng một khi Liên hiệp châu Âu (EU) áp thuế CBPG đối với hàng hóa Trung Quốc thì sau đó cũng sẽ áp thuế tương tự với Việt Nam. Nguyên nhân là lâu nay, cứ mỗi lần hàng hóa Trung Quốc bị áp thuế CBPG thì hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào EU tăng lên, và khi điều tra thì EU phát hiện thấy có một lượng hàng hóa tuồn từ Trung Quốc sang Việt Nam để lấy chứng nhận xuất xứ và xuất sang EU. Điều này từng được ông Claudio Dordi, một chuyên gia tư vấn của châu Âu, cho biết tại một hội thảo về CBPG ở TPHCM. Việc tuồn hàng có thể do doanh nghiệp FDI thực hiện hoặc bản thân một số doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài để thực hiện.

Kể từ ngày 12-5-2009, Ấn Độ đã điều tra và áp thuế CBPG với cùng mặt hàng máy ép nhựa từ Trung Quốc và quyết định áp mức thuế 60-174% trong năm năm, sau đó gia hạn áp dụng thêm một năm, đến ngày 11-5-2015.

Cách nào ngăn chặn?

Theo một chuyên gia có kinh nghiệm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong các vụ CBPG, hiện Việt Nam đã mở rộng cửa cho doanh nghiệp FDI vào đầu tư sản xuất hàng hóa và chỉ giới hạn trong một số lĩnh vực dịch vụ. Việt Nam cũng không được phân biệt đối xử với doanh nghiệp FDI. Pháp luật Việt Nam chỉ có thể xử lý những trường hợp doanh nghiệp gian lận về xuất xứ.

Trong khi đó, theo một chuyên gia khác về CBPG hiện đang công tác tại cơ quan nhà nước và thường xuyên có thông tin về các vụ CBPG lên hàng hóa Việt Nam, trong những trường hợp như vụ kiện CBPG của Ấn Độ với máy ép nhựa từ Việt Nam, việc doanh nghiệp FDI có tham gia vụ kiện hay không là quyền của họ, tùy theo sự cân nhắc của họ về hiệu quả của việc tham gia vụ kiện. Chính phủ không thể và cũng không nên can thiệp mà hãy để doanh nghiệp chủ động việc kinh doanh của họ.

Các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào Việt Nam cũng đã tính toán các rủi ro có thể xảy ra. Với những trường hợp bị phạt thuế CBPG, có thể họ sẽ không sản xuất tại Việt Nam, hoặc sản xuất những mặt hàng khác, hoặc xuất khẩu mặt hàng đó sang các nước khác. Đối với họ, đó là một bài toán kinh tế.

bị áp thuế lây doanh nghiệp FDI

Riêng đối với doanh nghiệp Việt Nam, nếu muốn sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này sang Ấn Độ thì phải tham gia một thủ tục của họ, yêu cầu rà soát nhà xuất khẩu mới. Thủ tục tham gia gần giống như một vụ điều tra CBPG mới, tức doanh nghiệp phải nộp đầy đủ các tài liệu chứng minh không bán phá giá, nếu không, doanh nghiệp cũng sẽ bị áp thuế giống với các doanh nghiệp khác.

Còn đối với những doanh nghiệp FDI vào Việt Nam để chuyển hàng hóa từ những nước như Trung Quốc vào nhằm hưởng xuất xứ Việt Nam, xuất khẩu hàng đi và lẩn tránh thuế CBPG, liệu có công cụ nào để ngăn chặn hay không? Câu trả lời của vị chuyên gia này là: “Không có!”.

Bởi vì, một khi doanh nghiệp FDI đầu tư tại Việt Nam thực hiện đúng thủ tục đầu tư và tuân thủ các quy định về đóng thuế thu nhập, bảo hiểm xã hội… thì không có lý do gì để Chính phủ Việt Nam xử lý họ. Và nếu họ đáp ứng được các quy định về xuất xứ thì cơ quan cấp chứng nhận xuất xứ (C/O) cũng không có lý do để từ chối.

Trường hợp họ làm giả C/O, tức vi phạm pháp luật Việt Nam, họ sẽ bị phạt hành chính hay hình sự tùy mức độ vi phạm, nhưng Việt Nam cũng chỉ xử lý hành vi vi phạm về xuất xứ chứ không phải hành vi lẩn tránh thuế, vì họ không lẩn tránh thuế CBPG Việt Nam.

Trên thực tế, có những trường hợp, chính phủ các nước biết doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sang nước họ để lẩn tránh thuế CBPG ở nước ngoài nhưng họ cũng không thể xử lý được vì một số lý do nêu trên.

Nguồn : TBKTSG